Ổn áp là gì? Nguyên lý hoạt động của ổn áp – Cập nhật 2019
Trong hệ thống điện Ổn áp là một thiết bị giúp ổn định nguồn điện đầu vào. Đảm bảo cho đầu ra có một nguồn điện áp ổn định.
Nhưng bạn đã thực sự hiểu biết về Ổn áp là gì và Nguyên lý hoạt động của ổn áp?
Trong bài viết này AloFix247 sẽ cùng các bạn tìm hiểu và phân tích các kiến thức về Ổn áp nhé.
Let’s go!!!
Mục lục
THIẾT BỊ ỔN ÁP LÀ GÌ?

Ổn áp là một thiết bị điện quan trọng trong mỗi gia đình và hệ thống điện văn phòng nhà xưởng tại Việt Nam hiện nay.
Nhất là trong tình trạng điện áp bất ổn thì Ổn áp sẽ phát huy tác dụng thực sự.
Ổn áp có chức năng ổn định điện áp, để cấp điện cho các thiết bị dùng điện khác.
Trong bài viết này, chỉ đề cập đến ổn áp xoay chiều. Sử dụng ở lưới điện xoay chiều có tần số 50/60 Hz, điện áp định mức của lưới điện 220v (1 pha), hoặc 220v/380v (3 Pha). Như vậy, tương ứng ta có ổn áp 1 pha và ổn áp 3 pha.
Một số loại ổn áp nổi tiếng của Việt Nam như:
- Ổn áp Fushin
- Ổn áp Li-oa
- Ổn áp Robot,…vv
Phân loại “ổn áp” theo LĨNH VỰC
Trong điện tử học
Ổn áp là một loại mạch cung cấp nguồn ổn định công suất nhỏ, và thường là dòng một chiều. Một số sơ đồ đã chuẩn hóa được sản xuất ở dạng mạch tích hợp để thương mại
Trong cấp điện năng từ điện lưới
Ổn áp được chế tạo là thiết bị điện, thực hiện chỉnh điện áp cấp ra theo nguyên lý biến áp tự ngẫu tự điều chỉnh, với bộ phận điều chỉnh dạng cơ (con trượt) hoặc điện tử.
Các thiết bị này có công suất từ vài W đến vài kW. Nhiều thiết bị này đã lỗi thời, do các thiết bị điện tiêu dùng hiện nay đã chuyển sang dạng dùng điện vô cấp vô tần số, và điện lưới thì ổn định hơn.
Trong sản xuất điện năng từ nguồn cơ năng
Ổn áp là quá trình làm điện áp phát được giữ ổn định nhờ phản hồi âm, thường được thực thi bằng cơ cấu cơ khí. Ví dụ như điều chỉnh “bướm ga” trong các máy phát điện chạy xăng dầu.
Tại các nhà máy nhiệt điện thì điều chỉnh van cấp hơi nước cho các tua bin phát điện, còn ở nhà máy thủy điện thì điều chỉnh van cấp nước ở cửa nhận nước hoặc tháp điều áp. Trong các máy hiện đại các mạch điện tử được sử dụng để xử lý thông tin về mạch ra để nâng cao tin cậy điều khiển.
Nguyên lý hoạt động của ổn áp

Trên thị trường hiện nay, hầu hết các ổn áp đều dùng nguyên lý điều chỉnh cơ điện bằng Motor Servo. Chỉ có số ít loại ổn áp công suất nhỏ (khoảng vài trăm đến 1000 VA), là có thể dùng nguyên lý Rơle chuyển nấc.
Bản thân ổn áp không sinh ra năng lượng. Mà nó chỉ làm nhiệm vụ ổn định và cải thiện điện áp nguồn.
Ổn áp chỉ có khả năng ổn áp và giữ điện ra ổn định. Và giữ mức điện áp vào thay đổi trong phạm vi cho phép (gọi là dải ổn áp). Để đáp ứng mức độ thay đổi điện áp nhiều hay ít của lưới điện khu vực; nhà sản xuất đưa ra thị trường các loại ổn áp có dải ổn áp khác nhau: (150v – 260v); (90v – 260v); hoặc (50v – 260v).
Do vậy, khi lắp đặt ổn áp, cần chọn loại phù hợp:
- Loại 1 pha hay 3 pha
- Và dải ổn áp phù hợp với sự thay đổi của điện áp lưới điện.
Chú ý: Khi điệp áp nguồn điện vào càng thấp, thì công suất ra của ổn áp càng giảm. Vì thế ở nơi lưới điện có điện áp yếu, cần chọn công suất ổn áp lớn hơn so với bình thường.
Công suất ra của ổn áp, luôn giảm tỉ lệ với mức suy giảm điện áp của nguồn điện vào. Khi nguồn điện vào quá yếu, công suất ra của ổn áp càng giảm nhiều. Do vậy, khi dùng máy ổn áp dải rộng, cần thiết phải chọn công suất của ổn áp lớn hơn mức bình thường.
Lợi ích của Ổn áp với đời sống và sản xuất
Ổn áp có khả năng ổn áp và giữ điện ra ổn định. Khi điện áp thay đổi bất thường, ổn áp có tác dụng điều chỉnh giữ ở mức nguồn ra cho phép để các thiết bị điện hoạt động ổn định cũng như bảo vệ các thiết bị điện.
Ngoài nhiệm vụ chính, thì tùy theo loại mà máy ổn áp còn có thêm các tính năng hữu ích khác. Nhằm nâng cao an toàn trong sử dụng thiết bị. Ví dụ như: Bảo vệ quá dòng; Bảo vệ quá áp; Mạch trễ; Mạch Autoreset.
Khi sử dụng ổn áp, chất lượng cung cấp điện cho thiết bị được cải thiện, góp phần bảo vệ an toàn. Cũng đồng thời nâng cao tuổi thọ cho thiết bị. Ổn áp thực sự là một thiết bị vô cùng hữu ích.
Ổn áp dải rộng: Các loại ổn áp thông dụng có dải ổn áp trong khoảng từ 150V – 260V. Ở các khu vực có thời điểm điện áp quá yếu (dưới 140V), cần mua ổn áp dải rộng có dải ổn áp từ 90V – 260V. Đặc biệt, một số nơi cần dùng đến loại ổn áp dải siêu rộng từ 50V – 260V.
2 Lưu ý cực kỳ hữu ích khi sử dụng ổn áp
Không sử dụng các thiết bị công suất lớn khi điện yếu
- Vào thời điểm nguồn điện đang rất yếu, dù ổn áp có nâng điện lên đủ 220V, cũng chỉ nên sử dụng các thiết bị điện có công suất nhỏ. Tránh sử dụng máy bơm nước, máy lạnh…và các tải có công suất lớn. Các tải có động cơ như: Máy bơm, máy lạnh… luôn có dòng khởi động lớn gấp nhiều lần dòng chạy bình thường. Điều này sẽ làm điện áp của nguồn điện vào tụt sâu đột ngột, và dòng điện đầu vào tăng cao. Vượt quá khả năng đáp ứng của ổn áp. Ổn áp sẽ bị quá tải và không còn giữ được điện áp ra ổn định.

Với những hộ xa/ gần trạm biến thế cần sử dụng ổn áp
- Ở những hộ tiêu thụ xa trạm điện hạ thế, đường dây tải điện có tiết diện nhỏ. Luôn gặp phải trường hợp điện yếu và tụt áp đột ngột nói trên. Nếu tuyến đường dây đó, có máy hàn điện, hay động cơ điện đang hoạt động, thì tình trạng điện càng mất ổn định. Lúc này việc dùng ổn áp, sẽ giúp cải thiện chất lượng cung cấp điện. Đảm bảo an toàn và giữ được tuổi thọ cho thiết bị dùng điện.
- Để khắc phục về lâu dài, cần nâng tiết diện dây dẫn cho đủ lớn để tránh sụt áp. Đồng thời lắp đặt bổ sung trạm biến thế, sao cho khoảng cách từ trạm đến hộ tiêu thụ điện không quá xa. Đây là cách khắc phục căn bản nhất, cần có sự đầu tư thỏa đáng của ngành Điện và chính quyền địa phương.
- Tương tự trong trường hợp hộ tiêu thụ ở gần trạm hạ thế, điện áp cấp ra thường cao hơn mức sử dụng (220VAC) và có thể lên đến trên 250VAC – Gọi là sự cố quá áp, cũng nguy hại không kém so với sụt áp ở những nơi xa trạm biến thế.
Có thể sử dụng Bộ Lưu Điện – UPS thay thế cho Ổn áp

Bản thân Bộ Lưu Điện UPS ngoài việc dự trữ năng lượng làm Nguồn điện dự phòng, thiết bị này cũng có tính năng bảo vệ sụt áp và quá áp.
Khi xảy ra một trong 2 sự cố sụt áp hoặc quá áp, Bộ Lưu Điện UPS sẽ tự động ngắt nguồn điện lưới và chuyển sang sử dụng điện bình Acquy, và quay trở lại điện lưới khi nguồn điện ổn định (thời gian chuyển đổi ~ 0s) – đối với Bộ Lưu Điện Offline.
Vì vậy, đối với các thiết bị điện quan trọng trong đời sống và sản xuất chúng ta hoàn toàn có thể sử dụng Bộ Lưu Điện để thay thế cho Ổn áp – Ví dụ hệ thống Máy tính, Máy chủ, Viễn thông,…vv
Tổng kết bài viết
Như vậy sau bài viết trên AloFix247 đã cùng các bạn tìm hiểu những kiến thức bổ ích và hữu dụng để tăng sự am hiểu về thiết bị cũng như giúp các bạn có một hình dung tốt hơn khi có ý định mua và sử dụng cho gia đình, văn phòng, cơ sở sản xuất của mình.
Tham khảo các thông tin về sản phẩm Ổn áp Fushin TẠI ĐÂY.
Mọi câu hỏi, đóng góp cho AloFix247, vui lòng liên hệ theo Link bên dưới hoặc Hotline: 034.3535.797
Chân thành cảm ơn.
Leave a Reply
Want to join the discussion?Feel free to contribute!